Con hát hay có phải là một biểu hiện của “Trí thông minh âm nhạc”?. Đây là thắc mắc của không ít các phụ huynh trên hành trình nuôi dạy con.
Theo GS. Howard Gardner, cha đẻ của học thuyết Đa trí tuệ đang được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục hiện đại, trí thông minh âm nhạc là một trong 8 loại hình trí thông minh của con người. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến câu chuyện liệu con tôi có năng lực về âm nhạc hay không và liệu tôi có nên đầu tư cho con từ sớm không? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp cha mẹ trả lời cho câu hỏi đó.
Trí thông minh âm nhạc là gì?
Nhiều phụ huynh thường có chung thắc mắc là con tôi hát rất hay, vậy có phải con có trí thông minh âm nhạc không? Trên thực tế, giọng hát hay là sự kết hợp của nhiều yếu tố như khả năng cảm âm, cấu trúc thanh quản, phổi… trong khi đó, trí thông minh âm nhạc lại là câu chuyện khác.
Theo Gardner, trí thông minh âm nhạc đề cập đến khả năng nhận thức và xử lý thông tin liên quan tới giai điệu, nhịp điệu, và hòa âm. Những người mang trí thông minh này thường có kỹ năng tốt ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sáng tác, biểu diễn, và sản xuất âm nhạc đến nghiên cứu âm nhạc, trị liệu âm nhạc và giáo dục âm nhạc.
Báo cáo giải mã gen của GeneStory chỉ ra, trí thông minh âm nhạc có thể được thể hiện bằng các chỉ số:
- Khả năng cảm thụ âm thanh: Khả năng nhanh nhạy trong việc nhận biết các mô hình âm nhạc, âm sắc, cao độ và nhịp điệu. Những người có khả năng cảm thụ âm thanh tốt thường có khả năng học nhạc cụ nhanh chóng, cũng có cảm giác nhạy bén về nhịp điệu cũng như cao độ.
- Khả năng soạn và sáng tác nhạc: Năng lực tự nhiên trong việc hiểu và phối hợp nhuần nhuyễn các yếu tố âm nhạc để tạo ra những bản nhạc hài hòa và sáng tạo.
- Thính lực: Khả năng phát hiện và phân biệt các âm thanh có cường độ khác nhau, đây là năng lực nền tảng quan trọng cho việc học âm nhạc
Một số biểu hiện của trẻ có khuynh hướng thông minh âm nhạc:
Thông thường, những biểu hiện ở một trẻ có khuynh hướng vượt trội về trí thông minh âm nhạc sẽ xuất hiện tương đối sớm từ những năm tháng đầu đời. Dưới đây là một số biểu hiện trong đời sống hàng ngày có thể cha mẹ sẽ quan sát thấy sớm ở con:
- Ghi nhớ nhanh các cụm từ tiếng nước ngoài
- Bị thu hút bởi âm thanh
- Có khả năng ghi nhớ bài hát hoặc một giai điệu nhanh chóng
- Hào hứng với các hoạt động âm nhạc, nhảy múa giống như con có nhịp điệu ở trong người
Một số người nổi tiếng có trí thông minh âm nhạc ở mức cao
- Wolfgang A. Mozart: Nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo biết sáng tác nhạc từ khi 5 tuổi và có trí nhớ âm phi thường. Niềm đam mê và tài năng âm nhạc của ông phần nào được truyền lại từ người cha vốn là một nhà sư phạm âm nhạc tài năng chuyên chơi nhạc cho hoàng gia Áo.
- Ludwig van Beethoven: Hàng loạt các kiệt tác của nhà soạn nhạc vĩ đại Beethoven ra đời sau khi ông bị điếc hoàn toàn. Ông thực sự đã sáng tác nhạc chỉ với sự tưởng tượng ra các âm thanh ở trong đầu.
- Michael Jackson: Từng được biết đến là “thần đồng âm nhạc” và sau đó “ông vua nhạc pop”, Michael Jackson đã mê hoặc hàng triệu trái tim yêu nhạc toàn cầu bởi giọng hát mượt mà, cao vút và độc đáo của mình.
Trí thông minh âm nhạc có do di truyền không?
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra có tới 500 gen liên quan tới trí thông minh và yếu tố di truyền có thể chiếm từ 50-80% sự hình thành trí thông minh của trẻ. Trong đó, các gen tiêu biểu ảnh hưởng tới trí thông minh âm nhạc của một người có thể kể đến như:
- Gen “cảm thụ âm thanh” PCDH7: tác động tới sự hình thành cấu trúc và chức năng của các tế bào thính giác, dẫn tới sự khác nhau trong khả năng cảm thụ âm thanh của mỗi người.
- Gen “dẫn truyền âm thanh” GATA2: đóng góp vào quá trình hình thành hai loại tế bào có vai trò quan trọng trong xử lý và dẫn truyền âm thanh trong não bộ là tế bào lông ốc tai và tế bào vùng não liên quan tới thính giác.
- Gen “sáng tạo âm nhạc” GSG1L: tác động tới sự hình thành và hoạt động của các mạng nơ-ron trong não, từ đó thay đổi cách mà não xử lý thông tin để tạo ra các ý tưởng âm nhạc.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng luôn nhấn mạnh rằng, bên cạnh tiềm năng từ gen, thì môi trường cũng đóng vai trò quan trọng không kém quyết định việc một đứa trẻ có thành công trong lĩnh vực âm nhạc hay không.
Việc một đứa trẻ mang gen “âm nhạc” ở trong người sẽ tạo ra một nền tảng tốt cho khả năng thành công với những nghề nghiệp liên quan tới âm nhạc về sau này. Cha mẹ có thể giải mã gen để biết được những “hạt giống” tiềm năng trong con và thêm cơ sở để quyết định có nên đầu tư âm nhạc cho con từ sớm, hoặc định hướng con đường âm nhạc chuyên nghiệp cho trẻ hay không.