Trí thông minh xã hội là phẩm chất thường được nhìn thấy ở các nhà ngoại giao, doanh nhân, chính trị gia hay các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng. Nếu như đó là định hướng hướng tương lai mà cha mẹ quan tâm, hãy cùng GeneStory tìm hiểu thêm về loại hình thông minh này ở trẻ nhé.
Trí thông minh xã hội là gì?
Trí thông minh xã hội, đề cập đến khả năng nhận biết, thấu hiểu và quản lý cảm xúc và mối quan hệ giữa con người với nhau. Người có trí thông minh xã hội cao có khuynh hướng nhạy cảm hơn trong việc nắm bắt nhu cầu và cảm xúc của người khác, là nền tảng quan trọng giúp họ trở thành những nhà lãnh đạo “thấu tình đạt lý” hoặc những người hòa giải hiệu quả.
Trí thông minh nội tâm có thể được đánh giá như thế Trí thông minh xã hội có thể được đánh giá như thế nào?
Theo các báo cáo giải mã gen của GeneStory, trí thông minh xã hội có thể được đo lường bằng các chỉ số sau:
- Khả năng nhận biết cảm xúc: là khả năng “đọc” được những cảm xúc của người khác thông qua lời nói, nét mặt, hành động… Người có khả năng nhận biết cảm xúc tốt còn có thể phân biệt những cảm xúc phức tạp gần tương tự nhau như nỗi buồn và sự thất vọng, niềm vui và sự phấn khích…
- Khả năng đồng cảm: là khả năng thấu hiểu cũng như thể hiện sự quan tâm và chia sẻ với cảm xúc của người khác. Ví dụ, con có thể buồn khi thấy bạn thân con buồn, hoặc cười vui cùng với điệu cười của cha mẹ khi chơi đùa.
- Xu hướng tương tác xã hội: là mức độ mong muốn tham gia vào các hoạt động xã hội tương tác với người khác. Người vượt trội ở chỉ số này sẽ thường có xu hướng thích giao tiếp, thích tham gia các hoạt động nhóm, kết nối bạn bè. Đây là một trong những tố chất quan trọng của người làm lãnh đạo.
Một số biểu hiện của trẻ có trí thông minh xã hội
- Thích giao lưu kết bạn, thích đến những nơi có đông người
- Thường có nhiều bạn bè và được nhiều người yêu mến
- Tự tin trong đám đông, thường có xu hướng thích được đưa ra ý kiến chỉ đạo
- Có khả năng giao tiếp tốt cả bằng ngôn ngữ hoặc không dùng ngôn ngữ (thay vào đó là nét mặt, ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt,…)
- Có khả năng dễ dàng nắm bắt và nương theo mạch chuyện của người đối diện, khiến cho những cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn
- Có khả năng giải quyết tốt các xung đột trong nhóm
Một số người nổi tiếng có trí thông minh xã hội
- Mẹ Teresa: nổi tiếng là người có sự đồng cảm sâu sắc với những người yếu thế và dành cả cuộc đời mình cho việc từ thiện. Trong quá trình làm việc thiện, bằng sự thấu hiểu và lòng cảm thông sâu sắc, bà đã không màng tới những khó khăn của bản thân mà toàn bộ dành tâm huyết cho việc xây dựng rất nhiều các trường học cho người nghèo, trại trẻ mồ côi, trại cho người vô gia cư.
- Oprah Winfrey: nhà sản xuất kiêm người dẫn chương trình của The Oprah Winfrey Show nổi tiếng với khả năng lắng nghe, trò chuyện và đồng cảm. Xuất thân từ tuổi thơ nghèo khó và từng bị bạo hành, bà đã nỗ lực không ngừng nghỉ để đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ và trẻ em trên toàn thế giới.
- Nelson Mandela: Vị tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi được biết đến như biểu tượng của cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và là người có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Ngay cả sau khi rời ghế Tổng thống và tuổi đã cao, ông vẫn luôn tích cực hoạt động trong các tổ chức xã hội vì quyền con người.
Trí thông minh xã hội có di truyền hay không?
Dưới góc độ khoa học di truyền, trí thông minh xã hội có thể chịu ảnh hưởng của nhiều loại gen. Trong số đó tiêu biểu có thể kể tới các gen:
- Các gen “tương tác xã hội” ADH1B, BARHL2, DPP6: có tác động đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng tới khả năng tương tác và duy trì mối quan hệ xã hội
- Gen “hành vi xã hội” ARNTL: có tác động thay đổi chu kỳ sinh học và gián tiếp dẫn tới thay đổi hành vi xã hội của một người.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, tiềm năng từ gen giống như một “hạt giống tốt” trong con, vẫn luôn cần phải có sự tưới tắm, chăm bẵm phù hợp để hạt giống đó nảy mầm. Việc giải mã gen để xác định tiềm năng trí thông minh xã hội nói riêng cũng như các loại hình trí thông minh khác nói chung giống như việc cha mẹ tìm kiếm hạt giống tiềm năng của con, để từ đó có thể xây dựng môi trường phù hợp, “thuận gen”, chó tiềm năng đó được phát triển tối ưu nhất.