Với người thường xuyên đối mặt với những cơn đau đầu, cảm cúm, đau nhức răng, đau bụng kinh, viêm xoang, đau viêm khớp… thì việc sử dụng thuốc giảm đau không còn xa lạ, đặc biệt là các loại thuốc không cần kê đơn của bác sĩ (OTC) cho các cơn đau nhẹ và vừa như thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) và paracetamol (Acetaminophen).
Tuy nhiên, việc chúng ta có thể mua các loại thuốc dễ dàng mà không cần chỉ định của bác sĩ không đồng nghĩa với việc chúng vô hại. Thuốc chống viêm, giảm đau loại không kê đơn thường được thiết kế để sử dụng không thường xuyên và ngắn hạn. Chính vì thế, nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ tăng lên khi bạn sử dụng chúng lâu hơn.
Các tác dụng phụ thường thấy của nhóm thuốc giảm đau không cần kê đơn này có thể kể tới như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, táo bón,… hoặc nặng hơn có thể gây các biến chứng về tim mạch như suy tim, đột quỵ,… đặc biệt ở những người trên 65 tuổi hoặc người có tiền sử loét dạ dày.
Trên thực tế, không phải chỉ riêng thuốc giảm đau, các loại thuốc nói chung đều có nguy cơ gây tác dụng phụ lên người dùng, bởi không có một loại thuốc nào được sản xuất dành cho tất cả mọi người. Một trong những nguyên nhân chính là do khả năng chuyển hóa thuốc quy định bởi gen của mỗi người khác nhau. Cùng một liều lượng của cùng một loại thuốc có thể có tác dụng kéo dài hơn (chuyển hóa chậm hơn) ở người này, nhưng lại chuyển hóa nhanh hơn ở người khác.
Một trong những biện pháp giúp chủ động phòng ngừa và hạn chế tác dụng phụ của thuốc là tiến hành giải mã gen. Việc làm giải mã gen sẽ giúp xây dựng một hồ sơ gen cá nhân về phản ứng thuốc của mỗi người, là cơ sở tham khảo cho những chỉ định thuốc và đảm bảo tối ưu các phác đồ điều trị bệnh.
Cùng GeneStory giải mã gen và tạo lập hồ sơ gen cá nhân ngay hôm nay!