Lầm tưởng: Ăn nhiều đạm là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout
Thực tế là: Thực phẩm nhiều đạm chỉ là một trong các yếu tố nguy cơ, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như yếu tố di truyền, rối loạn quá trình tổng hợp purin
Nhiều người cho rằng bệnh gout là bệnh nhà giàu vì có điều kiện ăn nhiều đồ ăn cao lương mỹ vị mới dẫn đến mắc bệnh gout. Mặc dù gout là căn bệnh do rối loạn chuyển hoá liên quan đến acid uric và liên quan nhiều đến chế độ ăn. Tuy nhiên các thực phẩm chứa chất đạm chỉ là một trong các yếu tố nguy cơ, không phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout mà bệnh còn liên quan đến các yếu tố di truyền, cơ địa và rối loạn quá trình tổng hợp purin (chất phân hủy thành axit uric trong cơ thể), làm cho purin nội sinh tăng và acid uric tăng. Nếu những người mang gen có nguy cơ mắc bệnh gút cao, cộng thêm ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao có thể làm cho bệnh thêm nặng. Ngoài ra, theo Bộ Y tế có tới trên 75% bệnh nhân gout uống rượu bia thường xuyên từ 7 – 10 năm. Nghiện rượu thúc đẩy cơn gút cấp ở người nhạy cảm; làm tăng axít uric máu, làm giảm khả năng đào thải của thận.
Lầm tưởng: Chỉ đàn ông trung niên trên 50 tuổi mới mắc bệnh gout
Thực tế là: Bệnh gout có thể gặp ở mọi lứa tuổi
Theo CDC Hoa kỳ, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh gút, tuy nhiên bệnh sẽ phổ biến hơn ở nam giới, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh gout, những người có các bệnh nền như: suy tim, huyết áp cao, đái tháo đường, chức năng thận kém…
Dù tỷ lệ mắc bệnh gout được phát hiện nhiều nhất ở đàn ông trung niên 40-50 tuổi, tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, lối sống ít tập luyện thể dục thể thao và ăn quá nhiều các chất đạm khiến cho bệnh gout có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng thậm chí ngày càng trẻ hóa. Thực tế, theo một số nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở nhóm phụ nữ đã mãn kinh.
Lầm tưởng: Bệnh gout chỉ ảnh hưởng đến ngón chân cái
Thực tế là: Ngoài khớp ngón chân cái, gout có thể ảnh hưởng đến các khớp khác trong cơ thể
Theo một báo cáo được công bố trên Thư viện Quốc gia về Y khoa Hoa Kỳ, Viện Y tế Quốc gia: Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh gout là đau ở khớp bị ảnh hưởng. Nhiều người bị gout lần đầu ở một trong những ngón chân cái, nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp khác trong cơ thể bạn. Các cơn gout thường bùng phát đột ngột vào ban đêm và cơn đau dữ dội có thể đủ tệ để đánh thức bạn. Ngoài ra, khớp của bạn có thể bị sưng, đỏ và nóng.
Lầm tưởng: Bệnh gout không nguy hiểm
Thực tế là: Bệnh gout có thể biến chứng hình thành nhiều căn bệnh nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đái tháo đường…
Hiện nay, bệnh gout vẫn bị nhiều bệnh nhân xem nhẹ và cho rằng đó chỉ là triệu chứng đau khớp, chỉ cần uống thuốc giảm đau là khỏi. Tuy nhiên việc sử dụng các thuốc giảm đau một cách bừa bãi hay một vài trường hợp người bệnh đã đi khám và dùng thuốc theo chỉ định nhưng khi thấy các triệu chứng cải thiện thì tự ý bỏ thuốc sẽ dẫn đến xảy ra những biến chứng nguy hiểm như: Xuất huyết tiêu hóa, loãng xương, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, đột tử… Theo khuyến cáo từ bác sĩ: Nếu không tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng. Thậm chí, người bệnh dễ gặp phải tình trạng biến dạng khớp, giảm chức năng vận động, dẫn tới tàn phế và nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, theo một số thống kê, tỷ lệ biến chứng của bệnh gout chiếm 50%. Cụ thể, cứ 100 bệnh nhân có 50 người bị các biến chứng. Ngoài ra, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân không thuyên giảm trong 20 năm qua.
Lầm tưởng: Kiêng triệt để các chất đạm, protein
Thực tế là: Không cần kiêng ăn các sản phẩm cung cấp protein
Một sai lầm khá phổ biến đối với những người mắc bệnh gout là cho rằng chỉ cần kiêng triệt để các thực phẩm chứa chất đạm thì có thể khỏi bệnh nhanh và không còn các cơn đau kéo dài. Tuy nhiên, việc bổ sung chất đạm, protein là cần thiết để duy trì hoạt động của cơ thể.
Theo Bộ y tế: Lượng protein cần cung cấp trong một ngày cho người bình thường là 0,8g/kg cân nặng. Vì thế người mắc bệnh gout không cần thiết phải kiêng triệt để chất đạm và protein, thay vào đó là hạn chế một phần chất đạm. VD bệnh nhân gout có nồng độ acid uric trên 6,5 mg/dL cần tuyệt đối tránh ăn nội tạng động vật chứa nhiều nhân purin như gan, tụy và thận. Thực phẩm cần hạn chế là thịt đỏ, bao gồm trâu, bò, cừu, lợn và thủy hải sản chứa nhiều purin (cá cơm biển, cá hồi, cá mòi, sò điệp, cua và tôm hùm). Ngoài ra để bổ sung protein cho cơ thể, người bệnh có thể ăn các thực phẩm có nhiều protein như: trứng gà, cá đồng, sữa tươi, sữa chua, thịt gia cầm, và các loại hạt chứa nhiều protein thực vật như hạt đậu, hạt lạc, hạt điều.
Hiện nay, báo cáo giải mã gen của GeneStory cung cấp các chỉ số về nguy cơ mắc bệnh gout, giúp người dùng nắm bắt được nguy cơ mắc bệnh lý này để từ đó chủ động phòng ngừa, xây dựng chế độ dinh dưỡng, kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm, theo dõi và điều trị kịp thời.